top of page

BẢN NGÃ CÓ BAO NHIÊU TẦNG?

Có ba tầng của bản ngã.


BẢN NGÃ CÓ BAO NHIÊU TẦNG?

Tầng thứ nhất, thế giới - nhà của bạn, xe của bạn, số dư ngân hàng của bạn... Tầng thứ hai, gắn bó - mối quan hệ của bạn, công việc của bạn, con bạn, vợ, chồng, bạn bè, kẻ thù... Và tầng sâu sắc nhất, bạn .


Và tất cả những điều này đều nối với nhau. Nếu bạn thực sự muốn gạt bỏ ‘bản ngã’ thô và cái ‘ngã’ tinh tế của mình, bạn sẽ phải đi vào theo cách rất khoa học. Đó là điều Phật đã làm.


Thứ nhất, không nhà; thứ hai, không quan hệ; thứ ba, không cái ‘tôi’, không cái ‘ta’. Nếu bạn làm hai điều đầu tiên, những điều mở đầu, thì điều thứ ba tự động xảy ra - bạn nhìn vào bên trong và bạn không có đó. Và khi bạn thấy rằng mình không có đó - không có thực thể nào bên trong, không thực thể bản chất nào, thì bạn không thể gọi bản thân mình là 'tôi' hay ‘ta’ - bạn được tự do. Đây chính là giải thoát theo con đường Phật giáo. Đây là niết bàn nghĩa là gì.


Từ niết bàn nghĩa là chấm dứt của cái ‘ta’, nảy sinh ra vô ngã, cái trống rỗng... kinh nghiệm chân không. Không có gì, chỉ cái “không” hiện hữu. Thế thì làm sao bạn có thể bị xáo động được? Bởi vì bây giờ “không có ai” bị xáo động cả. Thế thì làm sao bạn có thể chết được? bởi vì bây giờ “không có ai” để chết cả. Làm sao bạn có thể được sinh ra? bởi vì “không có ai” để được sinh cả. Sự ‘không có ai’ này cực kì đẹp. Nó cứ mở ra mãi, không gian tiếp không gian, không biên giới.


Đây là khái niệm của Phật về thực tại. Nó rất khó hiểu. Chúng ta có thể hiểu rằng bản ngã có thể bị vứt bỏ - nhưng linh hồn thì sao? Thế rồi chúng ta cứ tiếp tục theo cách tinh vi vẫn còn là người bản ngã. Thế rồi chúng ta gọi nó là linh hồn, là atma. Phật rất nhất quán. Ông ấy nói bất kì ý tưởng nào về bản thân bạn, rằng bạn có thể hiện hữu theo cách nào đó, đều là mang tính bản ngã hoặc thô thiển hoặc vi tế.


Để tôi cố giải thích điều đó cho bạn qua vật lí hiện đại, bởi vì vật lí hiện đại cũng đã đi tới cùng một điểm. Hỏi nhà khoa học hiện đại xem. Ông ta nói rằng vật chất chỉ có vẻ vậy thôi, nó không có thật. Nếu bạn đi sâu hơn vào trong vật chất, chỉ có cái trống rỗng. Nó không là gì cả ngoài cái trống rỗng. Nếu bạn phân tích vật chất, nếu bạn phân chia nguyên tử, nó biến mất. Tại cốt lõi tối thượng chỉ trống rỗng còn lại... chỉ toàn không gian, không gian thuần khiết.


Cùng phân tích đó Phật đã làm với cái ‘tôi, với cái ‘ta’. Điều nhà khoa học đã làm với vật chất, Phật đã làm với tâm trí, với tâm thức. Và cả hai đều đồng ý rằng nếu phân tích đi đủ sâu, thế thì không chất liệu nào còn lại, mọi chất liệu đều biến mất. Cái “không” tồn tại còn lại.


~ Osho 🦋 Kỉ luật của siêu việt.


bottom of page